• Sân khấu diễn đàn

    Hành động vì thay đổi xã hội tích cực

    • Bài 1 – Giới thiệu
    • Bài 2 – Sân khấu diễn đàn là gì?
    • Bài 3 – Hãy biến những câu chuyện thật thành một vở kịch của Sân khấu diễn đàn
    • Bài 4 – Hãy biến những câu chuyện thật thành một vở kịch của Sân khấu diễn đàn (tiếp)
    • Bài 5 – Kết nối các phân cảnh thành một vở diễn
    • Bài 6 – Ai sẽ đóng vai nào?
    • Bài 7 – Sẵn sàng để sáng tạo
    • Bài 8 – Tìm MC trong bạn
    • Bài 9 – Thực hành diễn xuất và can thiệp
    • Bài 10 – Ôn tập và đánh giá
    • Bài đánh giá
      14 câu hỏi30 phút
English Tiếng Việt
Đăng kí Đăng nhập
SÂN KHẤU DIỄN ĐÀN – Hành động vì thay đổi xã hội tích cực

Bài 5 – Kết nối các phân cảnh thành một vở diễn

Buổi này chúng ta sẽ làm sống động các chuỗi hình ảnh mà chúng ta đã tạo ra trong bài trước

Chúng ta sẽ bắt đầu với phần khởi động và các trò chơi sân khấu:

  1. Các điểm tiếp xúc
  • Yêu cầu cả lớp tạo thành nhóm khoảng năm người.
  • Mục tiêu là tại bất kỳ thời điểm nào, cả nhóm chỉ được phép chạm vào sàn nhà bằng một số điểm tiếp xúc nhất định do người hướng dẫn nêu.
  • Hãy bắt đầu với những yêu cầu dễ dàng, ví dụ như chín điểm tiếp xúc trên sàn (vì vậy trong một nhóm năm người với hai chân mỗi người, nếu một người nhấc một chân lên khỏi mặt đất, nhóm bây giờ có chín điểm tiếp xúc trên sàn nhà).
  • Tiếp tục thay đổi số điểm tiếp xúc trên sàn.
  • Các nhóm sẽ khám phá càng nhiều cách sáng tạo càng tốt để chạm hay không chạm sàn nhà.

Biến thể: 

  • Bắt đầu như trên. 
  • Sau đó, nêu tên các bộ phận cơ thể được phép tiếp xúc với sàn. Ví dụ: năm chân, hai tay, ba cùi chỏ, một đầu gối, một hông, hai vai…
  1. Sức mạnh giọng 

(i) Nhai kẹo cao su; Ngân nga: như mô tả trong Bài 3

(ii) Kêu gọi giao tiếp:

Những người làm ruộng, trên đồi, trên hai bờ sông, thường có những cách gọi/nói chuyện với nhau từ xa – đôi khi trong một bài hát – rõ ràng và tự nhiên. Đây là một kỹ thuật với cổ họng mở có thể giúp chúng ta khám phá tiềm năng giọng nói của mình và rất hữu ích khi chúng ta biểu diễn trong không gian lớn. Đây là một cách để tự khám phá điều đó:

  • Cả lớp đứng trong một vòng tròn lớn nhất có thể; hai bàn chân cách xa nhau và đầu gối hơi cong.
  • Mọi người đồng loạt vung “cánh tay ném” của mình về phía trước và phía sau cùng lúc với những người khác, như thể đang chuẩn bị thực hiện một cú ném. Khi bạn xoay người về phía sau, hãy hít thở sâu. Khi bạn vung cánh tay về phía trước, hãy thở ra và thả tay ra như thể đang buông ra một quả bóng sẽ bay lên và bay về phía trước.
  • Kiểm tra xem cổ họng của bạn có mở không (như khi ngáp), đặc biệt là khi thở ra.
  • Bây giờ khi thở ra thì bạn sẽ phát ra âm thanh – như thể gọi ai đó đang ở bên kia sông, bên kia sân chơi, trên đỉnh núi, v.v. Tốt nhất nên bắt đầu bằng âm “Hey!” vì “h” giúp giữ cổ họng không bị tắc nghẽn.
  • Mỗi khi bạn vung cánh tay về phía trước, hãy để tiếng gọi đó bay ra với cú ném theo ý bạn.
  • Kiểm tra tất cả mọi người đang làm nó mà không căng thẳng bằng cách để mọi người thử từng người một. Chỉ ra bất kỳ căng thẳng nào bạn có thể thấy hoặc nghe thấy trong giọng nói của họ.
  • Hãy thử nó với hai âm tiết và hai nốt nhạc, ví dụ: “Ê này!” “Hoh-Yah”, v.v. Tất cả cùng nhau, sau đó từng người một.
  • Hãy thử nó với từ ba âm tiết trở lên, v.v. Hãy thử đặt các từ vào cuộc gọi, ví dụ: “Xin chào – bạn có ở đó không?”, “Bạn có cần giúp đỡ không?”, v.v. Đảm bảo rằng từng từ được đọc và không bị nuốt chữ.
  1. Dừng lại và tiếp tục chuyển động

Quan sát động vật luôn là điều hấp dẫn vì chúng có khả năng kiểm soát năng lượng, nhịp điệu một cách tuyệt vời và đa dạng. Đây cũng có thể là cơ sở để chúng ta phát triển các nhân vật của mình. Đặc biệt, chúng ta có thể học cách các con vật nắm giữ năng lượng, dừng lại và bắt đầu. Động vật dường như luôn kiểm soát hoàn hảo và sử dụng năng lượng chính xác cho những gì chúng chủ định làm. Một số con thực hiện điều này tốt hơn những con khác. Họ nhà mèo là một ví dụ hoàn hảo, có lẽ đó là lý do vì sao chúng mê hoặc được chúng ta.

  • Yêu cầu cả lớp đi quanh phòng theo mọi hướng, không theo vòng tròn. Hãy tỉnh táo, giao tiếp bằng mắt, quan sát mọi thứ trong không gian, đầy sức sống.
  • Khi người hướng dẫn hô “Dừng”, tất cả các thành viên cố gắng dừng lại ngay lập tức chính xác trong khoảnh khắc đó – như khi một con mèo đột nhiên nhìn thấy một con chim hoặc một con chuột.
  • Hãy đảm bảo rằng toàn bộ cơ thể dừng lại, từ mắt đến ngón chân, dù 1 ngón tay cũng không đung đưa. Hãy nghĩ xem đôi khi con mèo có thể dừng lại với tư thế một chân nhấc lên – mọi thứ đều đóng băng và sẵn sàng.
  • Thực hành động tác này cho đến khi bạn có thể dừng lại ngay lập tức với năng lượng tích trữ trong cơ thể. Điểm dừng không phải là khi năng lượng cạn kiệt và cơ thể của bạn rủ xuống. Mà đó là khi bạn giữ tất cả năng lượng lại để chuẩn bị tiếp tục di chuyển. Vì vậy, tại một điểm dừng cơ thể bạn có năng lượng gấp đôi – năng lượng để di chuyển tiếp và năng lượng để giữ lại năng lượng đó. Khi một con mèo dừng lại và hoàn toàn đứng yên, nhìn vào một con chim, không có chuyển động nhưng chúng ta có thể thấy tất cả năng lượng được giữ trong cơ thể, nó đang chờ đợi để làm một cú nhảy.
  • Khi bạn bắt đầu đi, bạn cảm thấy rằng phần năng lượng bị giữ lại đã được giải phóng nên bạn đột ngột chuyển động. Không phải là một sự tăng tốc chậm chạp, lười biếng mà là một sự khởi đầu tràn đầy năng lượng. Khởi đầu như vậy rất tốt cho lối vào sân khấu. Họ tràn đầy năng lượng và có ý định rõ ràng, và điều đó thu hút ánh nhìn của khán giả.
  • Bây giờ khi bạn đi, không cần người hướng dẫn nói “Dừng!”, hãy dừng lại bất cứ lúc nào bạn cảm thấy rằng bạn cần hoặc muốn dừng. Bạn có thể dừng lại bất cứ lúc nào: nhìn thấy một cái gì đó hoặc một ai đó, nghe một cái gì đó, ngửi một cái gì đó, nghĩ về một cái gì đó. Hãy thử dừng lại với những thôi thúc của riêng bạn. Mức độ kiểm soát năng lượng này sẽ làm cho diễn xuất của bạn trở nên sinh động.
  • Bây giờ, hãy thử di chuyển với các tốc độ khác nhau giữa các điểm dừng.
  • Bây giờ, hãy thử đi bộ với một số tư thế cơ thể mà bạn đã khám phá ở các hoạt động phía trên.
  • Bây giờ hãy thử thay đổi các mức độ căng của cơ thể. Đi bộ với một cơ thể căng cứng, giống như ai đó đang cảm thấy rất căng thẳng, như vậy động tác dừng và bắt đầu phải khá đơn giản.
  • Đi bộ với trạng thái ủ rũ thất thểu, giống như người đang mệt hoặc đang bị sốt. Ngay cả khi làm điều này, bạn vẫn cần phải dừng và bắt đầu một cách chính xác.
  1. Hoàn thành bức ảnh – Cái bắt tay
  • Làm việc theo đôi, trong mỗi đôi tự phân công số thứ tự 1 và 2.
  • Các cặp tạo ra một bức ảnh 2 người đang bắt tay nhau.
  • Không có nói chuyện.
  • Người số 1 bước ra khỏi bức ảnh. Số 2 giữ nguyên tư thế.
  • Số 1 quan sát hình ảnh số 2 từ mọi góc độ. Quá trình quan sát này đôi khi bị bỏ qua khi bài tập khó dần lên, nhưng điều cực kỳ quan trọng là người tham gia phải thực hiện công đoạn này như một phần của bài tập và quan sát thật kỹ.
  • Số 1 quay trở lại bức ảnh, nhưng lần này ở 1 vị trí mới (không phải là bắt tay nữa). Hãy khuyến khích họ đưa ra các lựa chọn rõ ràng về mặt vật lý và thử nghiệm các cấp độ cao thấp khác nhau, làm việc trong không gian ba chiều và đặt bản thân ở các góc độ khác nhau, v.v. (Sẽ rất hữu ích khi luôn có một điểm tiếp xúc vật lý giữa hai cơ thể).
  • Cả hai đứng yên ở vị trí mới này một lát, để ý đến những gì bức ảnh mới gợi ý cho họ.
  • Sau đó số 2 bước ra khỏi bức ảnh. Số 1 giữ nguyên hình dạng mà người đó đã tạo ra. 2 nhìn vào bức ảnh.
  • Số 2 quay trở lại và thực hiện một vị trí/tư thế mới.
  • Chu kỳ này cứ thế tiếp tục lặp lại.
  • Người tham gia nên được khuyến khích “suy nghĩ bằng cơ thể”, sử dụng các các cấp độ cao thấp khác nhau, làm việc từ mọi góc độ.
  • Sau một thời gian, các cặp có thể quan sát nhau và mô tả những gì họ nhìn thấy, những câu chuyện nào, những vấn đề gì hiện lên trong tâm trí họ. Trong quá trình làm việc với các hình ảnh, không có câu trả lời đúng hay sai!

Biến thể:

  • Một hình thức chào khác có thể được sử dụng để bắt đầu bài tập nếu cộng đồng của bạn không quen bắt tay. Tuy nhiên, sử dụng một số hình thức chào hỏi liên quan đến sự tiếp xúc cơ thể có thể hữu ích để bắt đầu bài tập.
  • Hãy thử bài tập với âm nhạc để tạo ra một động lực khác biệt.
  • Hãy thử nó mà không cần tiếp xúc cơ thể, chơi với khoảng cách.
  • Bài tập cũng có thể được thực hành với 3 người. (2 người bắt tay nhau, 3 bước vào và thêm vào hình ảnh, người 1 thay đổi, sau đó người 2 thay đổi, rồi đến người 3 thay đổi, v.v.).
  1. Bạn đang làm gì thế? (Liar’s mime)
  • Cả lớp đứng thành vòng tròn.
  • Một tham dự viên (A) đi vào giữa vòng và bắt đầu một hành động, tất cả quan sát.
  • Sau một lát, người chơi thứ hai (B) bước vào vòng tròn và hỏi “Bạn đang làm gì thế?”
  • A tiếp tục hành động của mình và nói rằng mình đang làm điều gì đó hoàn toàn khác với những gì đang thực sự làm (ví dụ: đang đánh răng thì sẽ nói là “Tôi đang nhảy dây”). Nói xong A rời khỏi vị trí ở giữa và quay trở lại vòng tròn.
  • B bắt đầu thực hiện hành động mà A vừa nói. 
  • C bước vào vòng tròn và hỏi “Bạn đang làm gì thế? B nói một hành động khác với những gì đang làm, v.v.
  • Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng hoặc hết thời gian quy định. 
  1. Suy ngẫm về bài trước
  • Bài học trước gợi lên trong bạn những suy nghĩ hay cảm xúc gì?
  • Bạn thấy những hoạt động hoặc nội dung đó giúp ích cho bạn như thế nào khi thực hiện Sân khấu Diễn đàn? Bạn có cần giải thích thêm không?
  • Xem lại các câu chuyện đã xây dựng ở buổi trước, để làm mọi thứ rõ ràng
  • Nhận phản hồi từ các nhóm khác trong lớp.  
  1. Bức tượng cảm xúc
  • Thu thập một số từ cảm xúc, ví dụ: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, lo lắng, phấn khích, v.v.
  • Yêu cầu người tham gia tìm cho mình một chỗ riêng trong phòng, không quá gần với những người khác.
  • Mỗi khi người điều hành viên gọi tên một cảm xúc, người tham gia sẽ sử dụng cơ thể của mình để tạo ra các bức tượng minh họa cảm xúc được đưa ra bằng bất kỳ tư thế nào họ muốn sử dụng để diễn đạt từ đó.
  • Yêu cầu một nửa trong nhóm đứng yên như những bức tượng. Mời những người còn lại di chuyển xung quanh để thưởng ngoạn bảo tàng mà không chạm vào hoặc cố gắng trêu chọc “những bức tượng”. Sau đó đổi vai. 
  • Làm tương tự với các từ khác.
  • Yêu cầu những người xem các bức tượng tưởng tượng một cốt truyện có thể liên kết chúng với nhau.
  1. Phát triển nhân vật 

Đưa các nhân vật đi dạo

Bước 1

  • Đi bộ xung quanh phòng với tư cách là chính bạn. Bạn đang cảm thấy thoải mái, tự do và sẵn sàng cho bất cứ điều gì.
  • Người hướng dẫn đọc lên một nhân vật và đếm 1 2 3 4: bạn thay đổi cơ thể, nhịp điệu và sự căng thẳng của bạn để chuyển thành nhân vật đó và bạn tiếp tục bước đi, hãy cảm nhận cơ thể/con người này khác với con người bình thường của bạn như thế nào.
  • Sau đó, người hướng dẫn đọc lên một nhân vật khác và 1 2 3 4: bạn tiếp tục thay đổi. Cứ như vậy lặp lại 

Bước 2

  • Bạn lặp lại những hoạt động trên, nhưng người hướng dẫn thêm vào yêu cầu về cảm xúc. Ví dụ: “Thay đổi thành người buôn bán người trong tâm trạng thân thiện …………… 1 2 3 4”, Thay đổi xảy ra và sau đó thêm nữa: “thân thiện thay đổi thành tức giận…. 1 2 3 4 “
  • Bằng cách này, bạn đang khám phá thế giới của nhân vật của mình và các tâm trạng khác nhau của nhân vật và cách nhân vật đó có thể thay đổi tâm trạng khi tình huống thay đổi.
Bài 4 – Hãy biến những câu chuyện thật thành một vở kịch của Sân khấu diễn đàn (tiếp)
Trước
Bài 6 – Ai sẽ đóng vai nào?
Tiếp
Website của chúng tôi sử dụng cookies để nâng cao trải nghiệm người dùng, cũng như sử dụng cho mục đích phân tích, như đã thông báo trong chính sách cookies của chúng tôi. Chọn CHẤP NHẬN TẤT CẢ nếu bạn chấp thuận với việc sử dụng TẤT CẢ cookies. Nếu không, bạn có thể tuỳ chọn trong "Cài đặt Cookies".
Cài đặt CookiesChấp nhận tất cả
Manage consent

Privacy Overview

This website uses cookies to improve your experience while you navigate through the website. Out of these, the cookies that are categorized as necessary are stored on your browser as they are essential for the working of basic functionalities of the website. We also use third-party cookies that help us analyze and understand how you use this website. These cookies will be stored in your browser only with your consent. You also have the option to opt-out of these cookies. But opting out of some of these cookies may affect your browsing experience.
Necessary
Always Enabled
Necessary cookies are absolutely essential for the website to function properly. These cookies ensure basic functionalities and security features of the website, anonymously.
CookieDurationDescription
cookielawinfo-checkbox-analytics11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookie is used to store the user consent for the cookies in the category "Analytics".
cookielawinfo-checkbox-functional11 monthsThe cookie is set by GDPR cookie consent to record the user consent for the cookies in the category "Functional".
cookielawinfo-checkbox-necessary11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookies is used to store the user consent for the cookies in the category "Necessary".
cookielawinfo-checkbox-others11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookie is used to store the user consent for the cookies in the category "Other.
cookielawinfo-checkbox-performance11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookie is used to store the user consent for the cookies in the category "Performance".
viewed_cookie_policy11 monthsThe cookie is set by the GDPR Cookie Consent plugin and is used to store whether or not user has consented to the use of cookies. It does not store any personal data.
Functional
Functional cookies help to perform certain functionalities like sharing the content of the website on social media platforms, collect feedbacks, and other third-party features.
Performance
Performance cookies are used to understand and analyze the key performance indexes of the website which helps in delivering a better user experience for the visitors.
Analytics
Analytical cookies are used to understand how visitors interact with the website. These cookies help provide information on metrics the number of visitors, bounce rate, traffic source, etc.
Advertisement
Advertisement cookies are used to provide visitors with relevant ads and marketing campaigns. These cookies track visitors across websites and collect information to provide customized ads.
Others
Other uncategorized cookies are those that are being analyzed and have not been classified into a category as yet.
SAVE & ACCEPT