• Sân khấu diễn đàn

    Hành động vì thay đổi xã hội tích cực

    • Bài 1 – Giới thiệu
    • Bài 2 – Sân khấu diễn đàn là gì?
    • Bài 3 – Hãy biến những câu chuyện thật thành một vở kịch của Sân khấu diễn đàn
    • Bài 4 – Hãy biến những câu chuyện thật thành một vở kịch của Sân khấu diễn đàn (tiếp)
    • Bài 5 – Kết nối các phân cảnh thành một vở diễn
    • Bài 6 – Ai sẽ đóng vai nào?
    • Bài 7 – Sẵn sàng để sáng tạo
    • Bài 8 – Tìm MC trong bạn
    • Bài 9 – Thực hành diễn xuất và can thiệp
    • Bài 10 – Ôn tập và đánh giá
    • Bài đánh giá
      14 câu hỏi30 phút
English Tiếng Việt
Đăng kí Đăng nhập
SÂN KHẤU DIỄN ĐÀN – Hành động vì thay đổi xã hội tích cực

Bài 8 – Tìm MC trong bạn

Vai trò của MC

Bạn đã xây dựng được một vở kịch trong mô hình Sân khấu Diễn đàn.

Bạn có thể trình diễn nó trước khán giả tại cộng đồng địa phương. Nhưng phải có một người nào đó dẫn dắt khán giả tham gia vào Diễn đàn của chúng ta, để họ trở thành một phần của cuộc tranh luận, để họ biết rằng họ và quan điểm của họ quan trọng, để cho họ biết rằng họ có thể làm điều đó.

Chúng ta sẽ gọi người này là MC. Chúng ta hiểu rằng đây không phải là kiểu MC ngôi sao truyền hình sành điệu, xa cách, sang chảnh, mà là một nhân vật thân thiện cũng giống như “một người trong số chúng ta”, đến để mời chúng ta tham gia trò chơi.

Người điều hành Sân khấu Diễn đàn có nhiều vai trò và đối mặt với nhiều thách thức. Người đó cần phải có tất cả các kỹ năng như một người lãnh đạo và thành viên nhóm giỏi. Dưới đây là một số khuyến nghị về cách thúc đẩy cho sự kiện Diễn đàn và một số ý tưởng hướng tới việc thực hành kỹ năng.

Người điều hành cần thể hiện sự thân thiện, rõ ràng, trung lập, không phán xét. Anh ấy/cô ấy phải nhớ rằng việc của mình là trao quyền cho khán giả chứ không phải giữ nó cho riêng mình.

Người điều hành không phải là người chuyên quyền nhưng có khả năng làm chủ không gian để người tham gia tranh luận về các chủ đề liên quan. Thái độ của anh ấy/cô ấy nên là “Chúng ta nhận thấy đang có một vấn đề. Và chúng ta có thể cùng nhau thay đổi điều này.”

Và, RẤT QUAN TRỌNG, vai trò điều hành có thể được chia sẻ bởi hai người cùng phối hợp làm việc với nhau đảm nhiệm công việc MC.

Nhiệm vụ của MC 

MC có khá nhiều nhiệm vụ và người điều hành nên giới thiệu những công việc này bằng cách thể hiện chúng khi giải thích:

Trước khi vở kịch bắt đầu, việc quan sát khán giả khi họ đang tiến vào nơi biểu diễn giúp MC có cảm nhận rõ ràng về những người đến xem vở kịch. Điều này rất quan trọng vì một vở kịch trong Sân khấu Diễn đàn hướng đến những người đang trải qua hoặc có thể sẽ trải qua tình huống mà nhân vật chính phải đối mặt. Nếu đối tượng khán giả thay đổi, vở kịch có thể cần phải được điều chỉnh lại cho phù hợp với khán giả mới. 

Đối thoại thứ nhất với khán giả

Diễn ra vào lúc bắt đầu sự kiện – trước khi vở kịch được diễn lần 1

  • Chào đón khán giả một cách nồng nhiệt để họ cảm thấy sự thân thiện.
  • Giúp khán giả trở thành những người tham gia tích cực bằng các trò chơi thể chất và giọng nói (chọn một trò chơi 2 phút để giúp họ “tỉnh táo” – gọi và đáp, sao chép chuyển động, v.v., bất cứ điều gì để giúp họ thoát khỏi tình trạng “chỉ ngồi đó”).
  • Chuẩn bị tâm thế cho khán giả về một loại hình biểu diễn sân khấu khác với hình thức họ đã biết, nơi họ sẽ tham gia và có vai trò quan trọng.
  • Giới thiệu vở kịch như một vấn đề mà tất cả mọi người đều quan tâm và sau đó giới thiệu nhân vật chính (đưa nhân vật chính lên sân khấu để khán giả có thể nhận ra đó là ai)
  • Đề nghị khán giả xem chương trình một cách thực sự chú ý. 
  • Báo trước với họ rằng vở kịch sẽ có một kết thúc tồi tệ.
  • Yêu cầu khán giả nghĩ xem họ sẽ làm gì nếu họ là nhân vật chính hoặc một trong những người “kém quyền lực hơn” trong vở kịch. 
  • Nói cho khán giả biết rằng trong chương trình này, họ sẽ có cơ hội để thay đổi các chi tiết trong vở kịch.
  • Hỏi khán giả đã sẵn sàng xem chưa.
  • Hỏi xem các diễn viên đã sẵn sàng biểu diễn chưa.
  • Sau đó, MC nói “Chúng ta hãy bắt đầu!”……………. (Vở kịch được diễn lần 1)

Đối thoại thứ hai với khán giả

Diễn ra sau khi vở kịch được diễn lần 1

  • Dừng hành động và nhắc lại với khán giả “Tôi đã nói với bạn rằng vở kịch sẽ kết thúc tồi tệ”. 
  • “Các bạn có hài lòng với kết thúc đó không?” “Nó có nhất định phải diễn ra như vậy không?”
  • “Vậy vấn đề thực sự trong câu chuyện là gì? – Nói chuyện với người bên cạnh bạn – thảo luận về những gì đã xảy ra”
  • “Hãy nói với tôi – nói lớn lên nào!”
  • Nhân vật chính mong muốn điều gì?
  • “Điều gì đã cản trở anh ấy/cô ấy (có được điều mình muốn)?”
  • “Điều gì có thể được thực hiện theo cách khác?”
  • “Tuyệt vời, vậy hãy xem liệu chúng ta có thể thay đổi kết thúc đó không?”
  • “Chúng tôi sẽ biểu diễn lại vở kịch một lần nữa – kết thúc giống hệt như vậy sẽ xảy ra trừ khi bạn gợi ý một số thay đổi”
  • “Đây là cách chúng ta có thể làm điều đó: Khi bạn nghĩ rằng bạn có ý tưởng về cách một trong những người kém quyền lực hơn có thể hành động khác đi và thay đổi câu chuyện, bạn hét lên: “DỪNG LẠI”
  • “Sau đó, chúng tôi sẽ dừng vở kịch và bạn có thể lên sân khấu, thay vào chỗ người đó và thử nghiệm ý tưởng của mình. Thật dễ dàng, bạn chỉ cần hét lên: “DỪNG LẠI”. Bạn hiểu không?”
  • “Bất cứ điều gì bạn nghĩ rằng nhân vật đó có thể làm để thay đổi câu chuyện mà bạn có thể thử, trong hành động, lời nói hoặc thậm chí bằng cách thay đổi cảnh (gặp cảnh sát, báo chí, luật sư). Chúng tôi sẽ làm cho nó xảy ra ở đây trên sân khấu để bạn có thể thử ý tưởng của mình.” 

Chỉ có 3 quy tắc bạn phải tuân theo:

  • Không có phép màu xảy ra – bạn không thể đề xuất điều gì đó rất khó xảy ra (trúng số, xe buýt chạy qua kẻ áp bức, v.v.)
  • Không bạo lực – bởi vì bạo lực chỉ dẫn đến bạo lực nhiều hơn (và bạn có thể làm đau các diễn viên!)
  • Bạn không thể thay thế những Người áp bức.
  • “Điều đó có rõ ràng không?”
  • “Tất cả các bạn đã sẵn sàng để xem, tham gia và cố gắng thay đổi câu chuyện chưa?”
  • “Các diễn viên đã sẵn sàng chưa?”
  • Sau đó, nói “Chúng ta hãy bắt đầu” ………. (bắt đầu vở kịch lần thứ 2)

Sau đó, MC đứng ở phía bên của sân khấu và chú ý quan sát khán giả như một cách để khuyến khích họ hét lên “DỪNG LẠI!”

Đối thoại thứ ba với khán giả

Diễn ra khi một khán giả hét lên “DỪNG LẠI” để can thiệp vào câu chuyện.

  • MC đóng băng hành động của diễn viên và nhắc khán giả vỗ tay để đưa người vừa nói “Dừng lại” lên sân khấu.
  • Chào đón họ – hỏi tên của họ và người mà họ muốn thay thế.
  • Tạo điều kiện cho người mới thay thế diễn viên.
  • “Bạn muốn bắt đầu từ đâu?”
  • Đưa mọi người vào vị trí và bắt đầu diễn.

HOẶC

  • “OK, bạn muốn đến ………… (địa điểm mới)” / bạn muốn gọi điện cho ai đó ???? Ai?
  • Sắp xếp các diễn viên vào cảnh mới
  • Bắt đầu diễn và xem
  • Theo dõi sự can thiệp, sẵn sàng giúp đỡ nếu cần thiết, chẳng hạn như nếu người thay thế diễn viên xoay lưng vào khán giả hoặc nói quá nhỏ – chẳng ai nghe thấy gì. 

Đối thoại thứ tư với khán giả

Diễn ra khi kết thúc sự can thiệp (hoặc khi MC cho rằng cảnh đã diễn ra đủ lâu) 

  • Dừng hành động và nhắc khán giả vỗ tay cho người vừa lên sân khấu thay vai diễn viên.
  • Chúc mừng người đó đã hoàn thành.
  • “Cảm ơn. Bạn có đạt được mục tiêu bạn đặt ra không?”
  • Hỏi người đó xem liệu sự can thiệp vừa rồi có thể thay đổi câu chuyện và tránh được kết thúc “tồi tệ” hay không.
  • Đưa người đó trở lại khu vực khán giả. 
  • Hỏi xem có ai khác muốn thử can thiệp vào cảnh đó không. Nếu có, lặp lại các hoạt động nói trên.
  • Nếu không, các diễn viên diễn tiếp vở kịch cho đến lần can thiệp tiếp theo

Đối thoại thứ năm với khán giả

Sẽ diễn ra nếu không có sự can thiệp trong một cảnh rất “áp bức”.

  • MC có thể dừng hành động ở cuối cảnh và hỏi “Bạn nghĩ hành vi đó có ổn không? Bạn có hài lòng với điều đó không? Nếu bạn không can thiệp thì điều tương tự sẽ xảy ra ”
  • Nếu không, có thể thách thức khán giả can thiệp và thay đổi nó (ví dụ: “Họ có thể đến gặp ai?”, “Họ có thể gọi điện thoại cho ai?” “Họ có thể đi đâu để được giúp đỡ?”)

Đối thoại thứ 6 với khán giả 

  • Diễn ra khi sau khi vở kịch được diễn lại lần thứ 2 trên Diễn đàn kết thúc hoặc khi người điều hành quyết định đã đến lúc kết thúc.
  • Cảm ơn khán giả đã sẵn sàng tham gia thử thách để tìm kiếm những kết thúc khác cho vở kịch.
  • (Nếu có thời gian, MC có thể yêu cầu khán giả đề xuất HÌNH ẢNH LÝ TƯỞNG – về những gì họ muốn xem).
  • Yêu cầu họ tiếp tục suy nghĩ về những vấn đề này để họ có thể giải quyết chúng tốt hơn trong cuộc sống thực.
  • Cung cấp cho khán giả những thông tin họ có thể cần về các nguồn kiến thức tham khảo hoặc trợ giúp (hoặc cho họ biết nơi họ có thể lấy thông tin đó hoặc mời các diễn viên xuất hiện và cung cấp thông tin đó). Đây là thời điểm tuyệt vời để nhắc lại với khán giả những thông điệp quan trọng mà bạn muốn truyền thông.
  • Giới thiệu bất kỳ nội dung cuối cùng nào, ví dụ: một bài hát kết thúc, một chuyên gia pháp lý. 

Bây giờ, mỗi nhóm phải tìm một MC hoặc một đôi MC có thể hỗ trợ nhau làm tất cả những công việc trên theo cách thức “nối đuôi” (người thứ nhất bắt đầu, người thứ hai tiếp nhận ý tưởng, quay trở lại với người thứ nhất, v.v.). Bằng cách này, họ có thể gợi ý cho nhau, làm rõ cùng nhau, nhắc nhở nhau nếu có điều gì bị quên.

Vì vậy, cách tốt nhất là để cho những người nghĩ rằng họ muốn trở thành MC thực hiện cuộc đối thoại đầu tiên (như đã nói ở trên) và thử nó trước những người khác. Không chỉ có một cách duy nhất để trở thành MC. Mỗi người sẽ tìm ra cách làm của riêng mình. Hãy thư giãn và tận hưởng trải nghiệm này bạn nhé.

Khi ai đó đã thử làm MC, hãy phản hồi cho họ, hãy để mọi người thử vài lần – lúc đầu họ có thể khá cứng nhắc nhưng với những góp ý và thời gian, họ có thể thư giãn và tìm ra phong cách phù hợp. Hãy giúp họ đạt được điều đó.

Nếu hai người muốn thử cùng nhau, hãy cho họ một chút thời gian để chuẩn bị và sau đó họ có thể thử “diễn theo đôi”.

Đây là một vai trò quan trọng đến mức chúng ta phải dành cả ngày cho nó nhưng những người khác vẫn có thể tiếp tục diễn tập vở kịch trong khoảng thời gian này.

Đối với những người đang tổng duyệt vở kịch, hãy nghĩ về loại can thiệp nào bạn có thể mong đợi và cách bạn có thể phản ứng với những ý tưởng mới, ví dụ: Bạn có thể phản ứng như thế nào nếu với tư cách là một kẻ buôn người, bạn bị vạch mặt và bị gọi là kẻ nói dối, bạn sẽ làm gì nếu một khán giả cố gắng thuyết phục bạn đừng đăng ký làm việc ở nước ngoài? V.v.

Lưu ý: 

  • Đối với mục đích của khóa học này, mỗi nhóm nên chọn MC của riêng mình, 1 hoặc 2 MC. Điều này có nghĩa là MC sẽ KHÔNG đóng bất kỳ vai nào trong vở kịch.
  • Để chuẩn bị cho vở diễn – hãy nghĩ xem khán giả có thể sẽ nghĩ ra những biện pháp can thiệp nào. Hãy nghĩ xem bạn, những người thực hiện, có thể phản ứng như thế nào với các biện pháp can thiệp khác nhau đó.
Bài 7 – Sẵn sàng để sáng tạo
Trước
Bài 9 – Thực hành diễn xuất và can thiệp
Tiếp
Website của chúng tôi sử dụng cookies để nâng cao trải nghiệm người dùng, cũng như sử dụng cho mục đích phân tích, như đã thông báo trong chính sách cookies của chúng tôi. Chọn CHẤP NHẬN TẤT CẢ nếu bạn chấp thuận với việc sử dụng TẤT CẢ cookies. Nếu không, bạn có thể tuỳ chọn trong "Cài đặt Cookies".
Cài đặt CookiesChấp nhận tất cả
Manage consent

Privacy Overview

This website uses cookies to improve your experience while you navigate through the website. Out of these, the cookies that are categorized as necessary are stored on your browser as they are essential for the working of basic functionalities of the website. We also use third-party cookies that help us analyze and understand how you use this website. These cookies will be stored in your browser only with your consent. You also have the option to opt-out of these cookies. But opting out of some of these cookies may affect your browsing experience.
Necessary
Always Enabled
Necessary cookies are absolutely essential for the website to function properly. These cookies ensure basic functionalities and security features of the website, anonymously.
CookieDurationDescription
cookielawinfo-checkbox-analytics11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookie is used to store the user consent for the cookies in the category "Analytics".
cookielawinfo-checkbox-functional11 monthsThe cookie is set by GDPR cookie consent to record the user consent for the cookies in the category "Functional".
cookielawinfo-checkbox-necessary11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookies is used to store the user consent for the cookies in the category "Necessary".
cookielawinfo-checkbox-others11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookie is used to store the user consent for the cookies in the category "Other.
cookielawinfo-checkbox-performance11 monthsThis cookie is set by GDPR Cookie Consent plugin. The cookie is used to store the user consent for the cookies in the category "Performance".
viewed_cookie_policy11 monthsThe cookie is set by the GDPR Cookie Consent plugin and is used to store whether or not user has consented to the use of cookies. It does not store any personal data.
Functional
Functional cookies help to perform certain functionalities like sharing the content of the website on social media platforms, collect feedbacks, and other third-party features.
Performance
Performance cookies are used to understand and analyze the key performance indexes of the website which helps in delivering a better user experience for the visitors.
Analytics
Analytical cookies are used to understand how visitors interact with the website. These cookies help provide information on metrics the number of visitors, bounce rate, traffic source, etc.
Advertisement
Advertisement cookies are used to provide visitors with relevant ads and marketing campaigns. These cookies track visitors across websites and collect information to provide customized ads.
Others
Other uncategorized cookies are those that are being analyzed and have not been classified into a category as yet.
SAVE & ACCEPT