Mỗi một dự án sẽ có một nội dung, thông điệp, mục tiêu hướng tới khác nhau trong khi công chúng là một tổ hợp quá rộng với hàng triệu insights khác nhau. Cố gắng truyền thông tới quá nhiều người sẽ khiến dự án bị lan man, không mục đích, nội dung bị loãng và cuối cùng không tác động được lên bất cứ công chúng hay cộng đồng nào cả.
Để xác định được công chúng mục tiêu, đầu tiên, ta cần xác định được chính xác được dự án của ta làm về vấn đề gì, nội dung, mục tiêu dự án. Tiếp đó, phải chọn ra được thế hệ (gen X, Y, Z) và độ tuổi dự án nhắm đến, rồi chọn ra những cộng đồng có chung mục tiêu, insights và làm khảo sát.
Làm sao để xác định công chúng mục tiêu?
Những câu hỏi cần trả lời về công chúng mục tiêu:
Một trong những đối tượng hướng tới của chiến dịch truyền thông phòng chống nạn mua bán người là những người hiện đang làm việc hoặc cư trú trái phép ở nước ngoài. Đây là những nạn nhân trực tiếp của nạn mua bán người nhưng lại hay bị “bỏ quên” vì các chiến dịch tuyên truyền thường hướng tới những người vẫn đang ở địa phương.
Hậu quả của việc “bỏ quên” này là họ (những nạn nhân) có rất ít hoặc không có thông tin về nơi họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ hay lời khuyên. Họ cũng thiếu các kỹ năng an toàn trong những trường hợp khẩn cấp, dẫn đến hậu quả đau lòng. Ví dụ, khi bị cảnh sát nước sở tại phát hiện và truy đuổi, nhiều người đã bất chấp tính mạng, nhảy khỏi vách núi hay tòa nhà cao tầng. Có người đã mất mạng hoặc mang thương tật suốt đời.
Quận đoàn Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng sẽ lập một kênh [confessions – những lời tự thú] trên mạng xã hội, qua đó, người di cư có thể chia sẻ các câu chuyện của mình mà không cần phải tiết lộ danh tính. Kênh [confessions] này cũng là cầu nối để những thông tin tuyên truyền, hỗ trợ di cư an toàn được gửi tới những người con xa xứ, giúp cho họ biết được những kỹ năng an toàn trong công việc và cuộc sống.
Persona là hình mẫu giả định, chân dung công chúng lý tưởng của dự án, giúp định hình chiến lược cho các hoạt động về sau.
Để xây dựng một hình mẫu lý tưởng, marketers buộc phải hiểu cặn kẽ từ tâm lý, hành vi, nhu cầu, sở thích, tính cách, môi trường sống, phong cách sống. Từ đó, họ có thể tìm ra được công chúng mục tiêu và cộng đồng mục tiêu cụ thể.
Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông còn có thể dựa vào [persona] để điều chỉnh chiến lược, nội dung truyền thông và mở rộng tối đa phạm vi công chúng mục tiêu.
Hình 6.1_Chân dung độc giả 1
Hình 6.2_Chân dung độc giả 2