Từ việc xác định đối tượng mục tiêu, người làm nội dung có thể xác định được những hoạt động, trải nghiệm hàng ngày mà người đọc có thể liên hệ được, từ đó trở thành “điểm neo” để sáng tạo nội dung thân thiện với người đọc.
Ví dụ: Fanpage Nhà tù Hỏa Lò và content “Chào cờ” vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần. Trải nghiệm “Chào cờ” là trải nghiệm chung mà hầu hết người dùng Mạng xã hội đều đã và đang có, tạo nên cảm xúc chung trong người đọc.
Các vấn đề được thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội, thông qua sự đánh giá về sự liên quan của sự kiện đối với chủ đề truyền thông để sáng tạo nội dung.
Ví dụ: Từ sự kiện BlackPink biểu diễn tại sân vận động Mỹ Đình, bạn có thể tạo ra nội dung “đu trend” mà vẫn mang chủ đề về Di cư an toàn và phòng chống nạn Mua bán người (như câu chuyện về hành trình “di cư” thành công của Lisa).
a. Trending content: Nội dung được tạo ra ngay sau khi có các hiện tượng gây chú ý trong xã hội, xuất hiện nhiều trên các kênh truyền thông như Facebook, Youtube, TV show – thu hút sự chú ý của công chúng và tạo thảo luận.
Một số bài đăng “đu trend” tiêu biểu, hiệu quả:
Những lưu ý khi chọn sự kiện để “đu trend”:
Bài tập sản xuất nội dung “đu trend”:
b. Evergreen content: Nội dung không lỗi thời, về các vấn đề luôn tồn tại, có giá trị với người dùng ở các thời điểm khác nhau trong cuộc đời.