Chào mừng bạn đến với Khóa học: Vận động sự tham gia của các bên vì mục tiêu xã hội! Nếu bạn đang đọc đến đây này có nghĩa là bạn đang muốn tạo ra một thay đổi tích cực trong mạng lưới, cộng đồng của mình, và trong xã hội nói chung. Cụ thể hơn, trong khóa học này, chúng ta đang chung tay để cùng tạo ra sự thay đổi cho vấn đề mua bán người và di cư không an toàn tại địa phương của mình.
Nội dung của Khóa học này được nghiên cứu và biên soạn để nhằm giúp bạn góp phần giảm thiểu nguy cơ bất kỳ ai đó trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người thông qua việc vận động cộng đồng và xây dựng các chiến lược chung cùng các bên liên quan tại địa phương để tạo ra hệ thống giải pháp mang tính toàn diện và tổng thể. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng tương tự với chủ đề phát triển cộng đồng khác của tổ chức/dự án mình đang tham gia.
Chúng tôi rất mong được sự tham gia tích cực và đóng góp của các bạn trong khóa học này, để chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người được bảo vệ và có cơ hội phát triển bản thân một cách bình đẳng và an toàn!
-
Vận động sự tham gia
- Lời mở đầu
- Bài 1: Giới thiệu chung về khóa học
- Bài 2: Tìm hiểu về cộng đồng & Phát triển cộng đồng
- Bài 3: Tìm hiểu và khám phá vấn đề tại cộng đồng
- Bài 4: Phân tích vấn đề và hệ thống giải phóng – Vai trò của cán bộ đoàn trong hệ thống giải pháp tại địa phương
- Bài 5: Kỹ năng sử dụng các hình thức nghệ thuật, văn hóa và sáng tạo trong việc vận động sự tham gia của các bên liên quan
- Bài 6: Xây dựng kế hoạch hành động
- Lời kết
-
Phụ lục
- Phụ lục 1.1 – Tình trạng Mua bán người
- Phụ lục 1.2 – Tham khảo các dịch vụ hỗ trợ
- Phụ lục 3.1 – Các bên liên quan và vai trò của họ
- Phụ lục 3.2 – Tình hình Mua bán người tại một số tỉnh “điểm nóng’
- Phụ lục 4.1 – Về vấn đề mua bán người
- Phụ lục 4.2 – Cách tiếp cận giải quyết vấn đề
- Phụ lục 5 – Ví dụ về dự án huyện Bố Trạch
Chị Nguyễn Anh Thư tốt nghiệp thủ khoa cao học ngành Quản trị Dự án, chuyên ngành Đổi mới và Phát triển, Đại học Nantes (Pháp). Hiện đang là tập huấn viên quốc gia Chương trình Công dân tích cực - Doanh nghiệp xã hội của Hội đồng Anh, và là tập huấn viên các chương trình Phát triển thanh niên của CSDS Việt Nam.
Trong hơn 7 năm với vai trò tập huấn viên, đã tiến hành hơn 300 khóa tập huấn với hơn 5000 người tham gia đến từ các tổ chức phi chính phủ, giảng viên các trường đại học, sinh viên, học sinh, hội phụ nữ, đoàn viên thanh niên, các dự án xã hộ, v.v. ở khắp Việt Nam. Một số các chương trình tiêu biểu như Chương trình Công dân tích cực Doanh nghiệp xã hội (Nằm trong đề án 1665 trong chương trình hợp tác 3 năm của Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục Đào tạo), chương trình Phát triển lãnh đạo trẻ thanh niên I Commit (Nằm trong dự án “Youth for Change” của CSDS và Quỹ viện trợ Ireland), chương trình Hội trại tuổi trẻ thường niên (Đại sứ quán Hoa Kỳ).
Anh Khổng Tuấn Anh tốt nghiệp Đại học Thương mại và có kinh nghiệm thực hiện các khóa đào tạo và hội thảo học tập trải nghiệm ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Anh đã có kinh nghiệm 6 năm thực hiện các chương trình đào tạo cho khoảng 500 giảng viên, chuyên gia, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội trên khắp Việt Nam và khu vực ASEAN trong chương trình Công dân tích cực. Anh đã tham gia thực hiện chương trình UPSHIFT trong thời gian làm việc tại UNICEF nhằm giúp các bạn trẻ xây dựng ý tưởng và phát triển các dự án xã hội.
Ngoài ra anh Tuấn Anh cũng có kinh nghiệm làm điều phối viên, giảng viên cho các tổ chức khác nhau tại Việt Nam như UNDP Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Friends of Ireland, CSDS, Sai Gon Innovation Hub, CHANGE, v.v. Anh còn là giảng viên, điều hành viên cho các sự kiện đa quốc gia như Trại thủ lĩnh Khí hậu Châu Á, Đào tạo Điều phối viên Doanh nghiệp xã hội khu vực Đông Nam Á.
Thượng tá Lâm Tiến Dũng hiện là Giảng viên Khoa Cảnh sát Hình sự, Học viện Cảnh sát Nhân dân Hà Nội. Anh tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Nhân dân năm năm 1997 và tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Nagoya, Nhật Bản năm 2011. Sau khi tốt nghiệp anh công tác tại Học viện Cảnh sát Nhân dân Hà Nội đến nay.
Trong quá trình công tác, anh Dũng giảng dạy các nội dung về phòng ngừa và điều tra tội phạm hình sự như: Phòng ngừa tội phạm hình sự (phần chung); phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật do người chưa thành niên gây ra; phòng ngừa tội phạm mua bán người; phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; điều tra tội phạm trộm cắp tài sản; điều tra tội phạm do người chưa thành niên gây ra; điều tra tội phạm mua bán người; điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; điều tra tội phạm có tổ chức.